Cloud Storage – Lưu trữ đám mây là gì?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Có một sự thật là cho dù bạn có biết đến các thuật ngữ như Cloud, Cloud Storage hay Cloud computing hay không thì hàng ngày dù vô tình hay có chủ đích bạn vẫn đang tiếp xúc với nó mỗi giờ. Những khái niệm tưởng chừng xa lạ này thực tế lại gắn liền mật thiết với cuộc sống thường nhật của con người với tốc độ phát triển tính theo từng giây. Tuy nhiên, vẫn là chưa quá muộn để bạn bắt đầu hiểu về nó!
Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn có được những kiến thức cơ bản, dễ hiểu và trực quan nhất về khái niệm Cloud storage là gì? lưu trữ đám mây là gì? và cách thức mà công nghệ này vẫn đang vận hành xung quanh bạn.
Cloud Storage – Lưu trữ đám mây là gì?
Lưu trữ đám mây hay Cloud storage là một thuật ngữ dùng để chỉ các hành động lưu giữ, sắp xếp, quản lý, chia sẻ, và sao lưu dữ liệu của cá thể sở hữu nó trên một hệ thống lưu trữ bên ngoài ổ cứng được duy trì bởi các nhà cung cấp (hay bên thứ ba). Dịch vụ này cho phép khách hàng hay người dùng có thể truy cập được tất cả các tệp tin của họ từ xa tại bất kỳ vị trí địa lý nào.
Dịch vụ này cho phép khách hàng hay người dùng có thể truy cập được tất cả các tệp tin của họ từ xa tại bất kỳ vị trí địa lý nào.
Tức là, thay vì lưu trữ thông tin vào ổ cứng máy tính của bạn hoặc các thiết bị lưu trữ cục bộ khác như usb chẳng hạn, bạn lưu nó vào 1 hệ cơ sở dữ liệu từ xa. Máy tính của bạn sẽ được kết nối với hệ cơ sở dữ liệu đó thông qua internet, và nhờ kết nối internet, bạn sẽ truy xuất được dữ liệu mình cần thông qua các ứng dụng desktop hay ứng dụng web online.
Lấy một ví dụ đơn giản: Nếu bạn đang tải cái gì đó lên Google Drive của mình thì đó là bạn đang tải 1 tệp dữ liệu lên kho lưu trữ đám mây – cloud storage rồi đó. Và trong trường hợp này thì Google chính là bên cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây.
Các tính năng sử dụng của cloud storage
Tự động sao lưu (automicly backup):
Một trong những vấn đề lớn về dữ liệu mà cloud storage giải quyết được là khả năng sao lưu dữ liệu tự động. Việc phải chuyển dữ liệu một cách thủ công từ hết ổcứng này sang ổ cứng khác vừa tốn công sức mất thời gian đã là câu chuyệ của qúa khứ. Dữ liệu của bạn sẽ luôn được đảm bảo với các bản copy luôn sẵn sàng trên các tài khoản online. Và kể cả khi quá trình sao lưu có gặp gián đoạn do sập nguồn đi chăng nữa thì nó vẫn sẽ được tiếp tục 1 cách tự động khi máy khởi động trở lại.
Phục hồi dữ liệu (Recovery):
Chức năng này giải quyết được rất nhiều các rắc rối, phiền toái bởi nguy cơ mất đi những dữ liệu quan trọng và không thể lấy lại được khi thiết bị bị lỗi, hỏng, hay mất… Việc biết rằng dữ liệu của bạn vẫn luôn ở đâu đó trong đám mây, và bạn có thể truy xuất chúng bất cứ lúc nào chỉ cần có internet tạo ra sự linh hoạt, chủ động trong công việc cho người dùng.
Kiểm tra, thử nghiệm và triển khai phần mềm (Testing):
Lưu trữ đám mây có các đặc điểm là hiệu suất cao, có tính linh hoạt về quy mô và chi phí thấp. Nhờ vậy, việc tạo ra nhiều môi trường độc lập vơi nhau nhưng vẫn đảm bảo sự tương đồng đẻ thử nghiệm hay kiểm tra các phần mềm ứng dụng sẽ dễ dàng để quản lý hơn.
Chia sẻ và di chuyển dữ liệu trong đám mây (Sharing):
Vấn đề mà tất cả người dùng và Doanh nghiệp đều gặp phải là khối lượng lưu trữ ngày một lớn, đặc biệt là với các Doanh nghiệp, khiến họ buộc phải tìm đến các giải pháp lưu trữ đảm bảo được tính ổn định, sẵn sàng cũng như chi phí hợp lý để sử dụng. Tuy nhiên, việc di chuyển một lượng dữ liệu quá lớn lên đám mây có thể khiến các nhà quản lý lo ngại về thời gian, bảo mật. Điều này có thể được giải quyết với các dịch vụ chuyển dữ liệu lên đám mây có băng thông cao, an toàn, bảo mật.
Công nghệ sử dụng trong cloud storage
Bạn có thể sẽ thấy băn khoăn về độ an toàn dữ liệu của lưu trữ đám mây hay các dịch vụ lưu trữ đám mây. Thường thì họ sẽ sử dụng các thuật toán bảo mật để đảm bảo cho thông tin của bạn luôn sẵn sàng và an toàn.
Encryption: mã hóa thông tin bằng các tổ hợp thuật toán phức tạp. Để giải mã các tệp được mã hóa này, người dùng cần có “khóa” mã hóa. Mặc dù có thể crack thông tin được mã hóa, hầu hết các tin tặc không thể truy cập được vào các nguồn lực cần thiết để giải mã thông tin.
Authentication: Quá trình xác thực, yêu cầu tạo tên người dùng và mật khẩu.
Authorization practices: Giao thức uỷ quyền – khách hàng liệt kê những người được ủy quyền truy cập thông tin được lưu trữ trên hệ thống đám mây. Các tập đoàn gần như đều có nhiều cấp ủy quyền. Ví dụ: nhân viên cấp thấp thường chỉ có quyền truy cập rất hạn chế vào dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống đám mây, trong khi người đứng đầu tổ chức có thể có quyền truy cập rộng rãi vào các tệp.
Lợi ích của Cloud Storage
Các đối tượng sử dụng công nghệ lưu trữ đám mây được chia làm 2 nhóm chính: người dùng nói chung hay người dùng cuối (các end user) và Doanh nghiệp.
Đối với người dùng:
– Tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng: Như đã nói, bạn có thể quên việc khổ sở vì cóp nhầm file cho buổi họp quan trọng nữa, thay vào đó, tất cả những gì cần làm là kéo và thả tệp tren các giao diện hay ứng dụng thân thiện, đơn giản, tối ưu.
– Tính sẵn sàng cao: Người dùng có thể yên tâm truy cập và làm việc với dữ liệu của họ ở bất cứ đâu vào bất cứ khi nào với kết nối internet. Với mức độ phát triển internet như hiện nay thì điều này cũng không phải là trở ngại gì quá lớn.
– Tiết kiệm thời gian: Các dịch vụ lưu trữ đám mây đa só đều có băng thông cao, nhờ đó có thể tiết kiệm cho bạn được không ít thời gian quý báu. Thay vì phải chờ đợi tải file qua mail hết tới gần nửa ngày thì chỉ cần dán link và chọn chia sẻ là xong.
– Tiết kiệm tiền bạc: Cuối cùng thì lợi ích vật chất lớn nhất mà một người có thể hưởng lợi từ cloud storage là việc cắt giảm được một khoản chi phí lớn cho những ổ cứng đắt đỏ trong khi được sử dụng một khối lượng dung lượng miễn phí không hề nhỏ. Còn trong các trường hợp trả phí thì cũng chỉ phải trả theo nhu cầu sử dụng thực tế mà thôi.
Đối với Doanh nghiệp:
– Tiết kiệm thời gian và không gian: Triển khai nhanh, giảm thời gian chuyển giao dữu liệu. Không tốn không gian cho lưu trữ thiết bị.
– Tính linh hoạt cao: Cho phép việc giao tiếp, thực hiện công việc liền mạch, nhanh chóng, giúp gia tăng hiệu suất công việc.
– Nâng cao bảo mật, khôi phục thiệt hại: Như đã nói, các bản sao dữ liệu của bạn vẫn luôn ở đâu đó trong đám mây, nên với cloud storage, các mối nguy như việc dự liệu bị mất, bị đánh cắp hay phá hủy đều được giải quyết.
– Tiết kiệm chi phí: Vấn đề chi phí luôn là bài toán hóc búa của bát cứ Doanh nghiệp nào. Vậy nên, cloud sotarge sẽ giúp Doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi rất lớn cho các phần cứng, ổ cứng hay phí bảo trì, nâng cấp tốn kém.
Kết luận
Sự chuyển dịch công nghệ và ứng dụng công nghệ đang ngày một rộng rãi như hiện nay là một tất yếu. Có nghĩa là cho dù bạn có muốn hay không, có biết về nó hay không thì sớm muộn gì nó cũng sẽ cuốn bạn đi với một tốc độ được tính theo giây. Vậy thì cách tốt nhất là nắm bắt lấy nó càng nhanh càng tốt bởi chắc chắn bạn sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ những công nghệ tuyệt vời này!
Nguồn: https://bizflycloud.vn/tin-tuc/luu-tru-dam-may-la-gi-cloud-storage-la-gi–20180309115004619.htm
Để lại một bình luận