Hướng dẫn sử dụng Docker cơ bản
NỘI DUNG BÀI VIẾT
1. Khi nào ta nên sử dụng Docker?
- Phát triển các ứng dụng, dịch vụ yêu cầu cài đặt quá nhiều thứ liên quan, hoặc có version không tương thích với máy chủ hiện tại.
- Khi có nhu cầu scale, mở rộng linh hoạt để đáp ứng nhanh. VD như bật/tắt nhanh các container để hỗ trợ tăng tải cho hệ thống của bạn.
- Rất phù hợp với Microservices. Mình chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn chạy từng service nhỏ lên và cấu hình chúng bằng tay.
- Tăng tốc, hỗ trợ CI/CD tốt hơn. Vì lúc này automation server chỉ cần quan tâm Docker thay vì lại phải cài đặt đủ thứ vào.
- Dễ thay đổi, di chuyển hơn vì mọi thứ ở trong container. Bản thân Docker vẫn có version control cho các Image, từ đó dễ dàng up/down version ứng dụng hơn.
- An toàn hơn vì mỗi container là một môi trường hoàn toàn độc lập với bên ngoài.
2. Run thử một container đơn giản
2.1. Cài đặt
Docker có hỗ trợ trên Linux, Windows, Ubuntu. Ở bài viết này, mình sẽ cài đặt trên môi trường Windows 10. Các môi trường khác cũng đơn giản như cài đặt các phần mềm khác. Hướng dẫn chi tiết tại: https://docs.docker.com/engine/installation/.
Download Docker tại đây.
Sau khi cài đặt xong thì kiểm tra phiên bản bằng cách chạy command tại cmd sau:
docker -v
Output:
2.2. Chạy một web service với Docker
Chúng ta chạy tiếp command sau:
docker run -d -p 80:80 docker/getting-started
Trong đó:
- docker run: lệnh chạy một container. Bản chất là chúng ta đang dùng Docker CLI ra lệnh cho Docker Deamon.
- -d: chạy container ở dưới background.
- -p: Tham số để map port. Bên trái “:” sẽ là PORT ngoài máy chúng ta, bên phải là PORT của container. VD: nếu bạn chọn “-p 3000:80” thì port ngoài là 3000. Tuy nhiên PORT container phải đúng nha.
- docker/getting-started: tên image. Có rất nhiều Image đã được build sẵn và đây là một trong số chúng. Thông thường bạn có thể thêm version (VD: docker/getting-started:v1.0), mặc định version là “latest”.
Sau khi tiến trình pull, giải nén và run container lên thành công các bạn sẽ thấy dòng chữ đại khái như sau:
Serving HTTP on 0.0.0.0 port 80 …
Hãy mở trình duyệt vào chạy thử: http://localhost (mặc định là PORT 80)
3. Tổng kết
Mình hy vọng đã giúp các bạn hiểu hơn phần nào về Docker và cách chạy container cơ bản. Những bài viết sau mình sẽ hướng dẫn những thứ hay ho hơn về Docker nhé.
Happy learning!!!
Leave a Reply