post-image

Các lựa chọn khác khi không muốn dùng GitHub

Git

GitHub là một hệ thống quản lý dự án và phiên bản code, hoạt động giống như một mạng xã hội cho lập trình viên. Các lập trình viên có thể clone lại mã nguồn từ một repository và Github chính là một dịch vụ máy chủ repository công cộng, mỗi người có thể tạo tài khoản trên đó để tạo ra các kho chứa của riêng mình để có thể làm việc.

Github là gì?

GitHub là một dịch vụ nổi tiếng cung cấp kho lưu trữ mã nguồn Git cho các dự án phần mềm. Nó có đầy đủ những tính năng của Git, ngoài ra nó còn bổ sung những tính năng về social để các developer tương tác với nhau.

Vài thông tin về GIT:

  • Là công cụ giúp quản lý source code tổ chức theo dạng dữ liệu phân tán.
  • Giúp đồng bộ source code của team lên 1 server.
  • Hỗ trợ các thao tác kiểm tra source code trong quá trình làm việc (diff, check modifications, show history, merge source, …)

GitHub có 2 phiên bản: miễn phí và trả phí. Với phiên bản có phí thường được các doanh nghiệp sử dụng để tăng khả năng quản lý team cũng như phân quyền bảo mật dự án.
Còn lại thì phần lớn chúng ta đều sử dụng Github với tài khoản miễn phí để lưu trữ source code.

Github cung cấp các tính năng social networking như feeds, followers, và network graph để các developer học hỏi kinh nghiệm của nhau thông qua lịch sử commit.

Nếu một comment để mô tả và giải thích một đoạn code. Thì với Github, commit message chính là phần mô tả hành động mà bạn thực hiện trên source code.

Github trở thành một yếu tố có sức ảnh hưởng lớn trong cộng động nguồn mở. Cùng với Linkedin, Github được coi là một sự thay thế cho CV của bạn. Các nhà tuyển dụng cũng rất hay tham khảo Github profile để hiểu về năng lực coding của ứng viên.

Giờ đây, kỹ năng sử dụng git và Github từ chỗ ưu thích sang bắt buộc phải có đối với các ứng viên đi xin việc.

GitLab

Là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của GitHub, GitLab rất tận dụng việc nhà phát triển chuyển từ GitHub sang, giúp việc chuyển dự án từ GitHub sang rất dễ dàng.

THAM KHẢO WEBSITE SPRING BOOT

Được thiết kế cho toàn bộ quy trình làm việc của DevOps, GitLab giúp bạn làm mọi việc, từ lên kế hoạch cho tới phát hành, giám sát phần mềm… Các công cụ lên kế hoạch mạnh mẽ giúp bạn không cần theo dõi công việc bằng một hệ thống khác. Hệ thống phân nhánh của GitLab cũng giúp dễ thiết kế, thử nghiệm, quản lý…

Bạn có thể tải bản cài để lưu trữ trên máy chủ của mình hoặc dùng máy chủ SaaS của GitLab. Cả 2 đều có nhiều mức giá từ $0 tới $99. GitLab cũng có nhiều lựa chọn về giá hơn GitHub.

BitBucket

Kho lưu trữ cũng dựa trên Git của Atlassian tích hợp các sản phẩm khác như Trello và Jira. Đây sẽ là điểm cộng lớn với những ai đang dùng các ứng dụng kia. Nó cũng tích hợp với Slack và HipChat. Nhà phát triển có thể tự tùy chỉnh trên giao diện người dùng. Xác thực 2 yếu tố và Soc 2 Type II cũng giúp bảo mật cho code.

Nếu đang dùng GitHub, BitBucket cũng có hướng dẫn cách nhập kho mã từ GitHub sang.

Tổng hợp 200+ tài liệu, sách, bài thực hành, video hướng dẫn lập trình… từ cơ bản đến nâng cao

BItBucket cũng có nhiều lựa chọn giá để tự lưu trên máy chủ hoặc trên mây, gồm cả trả một lần hoặc hàng năm, gồm cả gói miễn phí.

Beanstalk

Với sự hỗ trợ từ Subversion và Git, Beanstalk là nền tảng khá linh hoạt, bạn có thể tự tạo, chỉnh sửa các nhánh ngay trên trình duyệt. Beanstalk còn có các tính năng đánh giá, báo cáo code, rất hợp với các nhóm làm việc với coder từ bên ngoài.

Không cần cài bản client giúp Beanstalk dễ dùng với các nhóm hay làm việc không cố định. Beanstalk cũng đủ an toàn để các công ty lớn như Phikips, Intel hay Whole Foods lưu trữ dữ liệu trên đây.

AWS CodeCommit

Dịch vụ quản lý mã nguồn cũng dựa trên Git của Amazon là lựa chọn của nhiều công ty đang dùng các dịch vụ khác của AWS. Kho lưu trữ trên mây linh hoạt, không giới hạn kích thước biến nó thành lựa chọn tốt cho những ai cần thêm không gian lưu trữ.

CodeCommit có các gói giá rất đơn giản: 5 người dùng đầu tiên miễn phí, sau đó mỗi người trả $1 mỗi tháng. Kho lưu trữ 10GB mỗi tháng và 2.000 Git cho mỗi người dùng hoạt động. Nếu cần thêm, chỉ cần trả thêm tiền. CodeCommit cũng là một phần của AWS Free Tier.

THAM GIA KHÓA HỌC LẬP TRÌNH

Visual Studio Team Services

Visual Studio Team Services (VSTS) của Microsoft cho phép hợp tác làm việc, lưu trữ, đánh giá, triển khai code. Tất nhiên nếu bỏ GitHub vì không thích Microsoft thì bạn sẽ không muốn chọn Visual Studio.

Dẫu vậy VSTS vẫn giúp thực hiện nhiều công việc, có bảng Kanban để lên kế hoạch, hỗ trợ Scrum, thử nghiệm, khai triển kiến trúc, chia sẻ gói…

Đảm bảo luôn hoạt động tốt, hỗ trợ 24/7, thường xuyên cập nhật là các lợi thế của VSTS. Tối đa 5 người được dùng VSTS miễn phí, mức phí hàng tháng dựa trên số người dùng tăng thêm.

RhodeCode

Nếu bạn dùng nhiều công cụ kiểm soát phiên bản thì RhodeCode có lẽ là lựa chọn hợp lý vì nó hỗ trợ cả Mercurial, Git và Subversion.

Việc đánh giá, code, tự động hóa quy trình làm việc, quản lý quyền truy cập giúp dễ dàng giám sát, điều hành hoạt động DevOps. Công cụ chuyển dữ liệu SVN-to-Git tích hợp cũng giúp dễ dàng chuyển tiếp công việc.

KHOÁ HỌC LẬP TRÌNH DÀNH CHO NGƯỜI MỚI

Bản Community Edtition miễn phí, còn bản Enterprise Edition cho phép tích hợp các công cụ cho doanh nghiệp, hỗ trợ nhiều hơn, nhiều tính năng hợp tác làm việc, nhiều bản cài. Bản này có giá $75/năm.

SourgeForge

Nhiều khả năng bạn đã từng tải phần mềm miễn phí từ SourceForge rồi. Nếu làm việc với các dự án mã nguồn mở thì đây là lựa chọn thay thế tuyệt vời cho GitHub. Tính năng không nhiều và có vài thứ là lạ (bài viết về lưu trữ đám mây trên trang chính chẳng hạn) nhưng SourgeForge là hoàn toàn miễn phí. Nên nếu bạn đang cần thắt chặt chi tiêu thì cũng đáng để xem xét.

Trước đây SourceGorge từng gây tranh cãi khi đưa chính phần mềm của họ để tải về dưới dạng mã nguồn mở. Có vẻ họ đã “dọn dẹp” rồi nhưng đôi khi việc vẫn tiếp diễn. Vì thế hãy xem xét trước khi lưu mã nguồn ở đây.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *