Lợi ích và hạn chế của việc sử dụng Spring Boot
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Spring Boot là gì?
Spring Boot là một phần cực kỳ quan trọng của Spring Framework. Vì vậy, trước khi tìm hiểu Spring Boot là gì, chúng ta cần tìm hiểu về Spring Framework. Vậy Spring Framework là gì?
Spring là một Framework phát triển giúp cho các nhà phát triển có thể xây dựng hệ thống và ứng dụng chạy trên JVM một cách thuận tiện, đơn giản và nhanh chóng nhất. Spring là một mã nguồn mở, được phát triển và có số lượng người dùng rất cao.
Tổng hợp 200+ tài liệu, sách, bài thực hành, video hướng dẫn lập trình… từ cơ bản đến nâng cao
Trên thực tế, Spring Framework là tập hợp gồm rất nhiều các dự án nhỏ (dự án con) khác. Mỗi dự án sẽ đảm nhận một chức năng riêng trong quá trình xây dựng các ứng dụng cho doanh nghiệp. Có thể kể đến các dự án như: Spring MVC (Dùng để xây dựng các ứng dụng trên nền tảng web), Spring Data, Spring Boot,…
Trong đó, Spring Boot là một dự án phát triển nằm trong hệ sinh thái Spring Framework. Nó có giúp lập trình viên có thể đơn giản hóa quá trình lập ứng dụng và họ chỉ cần tập trung vào khâu phát triển business cho ứng dụng.
Nếu như trước đây, để khởi tạo một dự án Spring khá vất vả và tốn nhiều công sức. Người lập trình sẽ phải khai báo các dependency trong pom.xml cho đến cấu hình XML hoặc các annotation rất phức tạp. Giờ đây, việc tạo ra các ứng dụng sẽ được thực hiện đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều chỉ với Spring Boot.
Giới thiệu về Spring Boot
Spring Boot là một mô-đun nằm trong Spring Framework nổi tiếng của Java. Sự ra đời của nó năm 2014 tuy muộn so với các mô-đun khác nhưng là một sáng kiến tuyệt vời của Spring Team, nó giúp giảm tải công việc cấu hình(configuration) của các lập trình viên cho việc phát triển dự án.
Spring là toàn bộ hệ sinh thái để phát triển Java bao gồm một số lượng lớn các mô-đun có sẵn như Spring MVC, Spring JDBC, Spring Security và các mô-đun khác.
KHOÁ HỌC LẬP TRÌNH DÀNH CHO NGƯỜI MỚI
Ngược lại, Spring Boot là một phần mở rộng của Spring, được sử dụng để xây dựng các ứng dụng sử dụng microservices. Nó tạo điều kiện và tăng tốc quá trình phát triển, làm cho nó hiệu quả hơn do các tính năng cốt lõi của nó.
Tự động cấu hình
Tự động cấu hình là một cách tiếp cận Spring Boot cốt lõi để giảm số lượng hành động mà nhà phát triển phải thực hiện. Nó tự động cấu hình một ứng dụng Spring dựa trên các phụ thuộc bạn đã thêm trước đó. Tự động cấu hình Spring Boot cung cấp các tính năng mặc định mạnh mẽ đồng thời tính linh hoạt cao.
Opinionated Dependencies
Opinionated có nghĩa là Spring Boot tự quyết định tập hợp các bean được định cấu hình mặc định mà bạn có thể ghi đè nếu cần. Hơn nữa, framework này chọn các gói để cài đặt cho các phần dependencies mà bạn có thể cần. Bằng cách này, các nhà phát triển Spring Boot bắt đầu xây dựng ứng dụng của họ ngay lập tức, tập trung nhiều hơn vào logic nghiệp vụ vì phần lớn công việc được thực hiện bởi chính framework.
Embedded Servers
Máy chủ nhúng là một phần của ứng dụng. Điều đó có nghĩa là bạn không phải cài đặt trước nó trong môi trường triển khai. Spring Boot cung cấp một máy chủ nhúng Tomcat theo mặc định, nhưng bạn có thể thay đổi nó thành Jetty hoặc Undertow. Máy chủ được nhúng giúp triển khai hiệu quả hơn và giảm thời gian khởi động lại ứng dụng.
Độc lập
Spring Boot cho phép các nhà phát triển thiết lập và chạy các ứng dụng Spring độc lập, cấp sản xuất mà không cần triển khai chúng lên máy chủ web. Để chạy một ứng dụng Java, bạn cần phải đóng gói ứng dụng đó, chọn, tải xuống và định cấu hình máy chủ web cũng như tổ chức quá trình triển khai. Ngược lại, một ứng dụng Java Spring Boot chỉ cần đóng gói, sau đó nó đã sẵn sàng để chạy, sử dụng các lệnh đơn giản.
Bạn Có Cần Học Spring Không?
Trong khi Spring là một framework phức tạp với đường cong học tập, Spring Boot là một cách dễ dàng hơn để đi sâu vào hệ sinh thái Spring. Bằng cách cung cấp nhiều tính năng tự động hóa, Spring Boot giúp các nhà phát triển tránh được các cấu hình thủ công mệt mỏi, giảm bớt đường cong học tập và đạt được kết quả thành công nhanh hơn.
Mặc dù Spring Boot không yêu cầu học Spring, nhưng để cải thiện kỹ năng phát triển của bạn, bạn có thể quay lại các điều cơ bản về Spring để hiểu một số chi tiết bên trong Spring Boot như Dependency Injection, cách thực hiện cấu hình, v.v.
Ưu và nhược điểm của việc sử dụng Spring Boot
Dưới đây là những ưu và nhược điểm của Spring Boot framework sẽ giúp bạn quyết định xem công cụ phát triển này có đáp ứng được nhu cầu của bạn hay không.
Các ưu điểm nổi bật của Spring Boot là gì?
- Sở hữu đầy đủ các tính năng của Spring Framework
- Tạo ứng dụng một cách độc lập, có thể chạy trên cả nền tảng Java Web
- Cho phép nhúng trực tiếp các web server như Jetty, Tomcat,… mà không cần phải triển khai các file WAR.
- Cung cấp nhiều plugin
- Tối ưu hóa công đoạn cấu hình cho ứng dụng, không sinh ra code cấu hình và nó cũng không yêu cầu người dùng phải cấu hình lại bằng XML. Từ đó, giúp tiết kiệm thời gian viết code và tăng năng suất lao động.
- Có thể đóng gói ứng dụng Spring dưới dạng là file JAR và có thể dễ dàng khởi động ứng dụng chỉ với một câu lệnh ngắn gọn, quen thuộc: java – jar,…
- Giảm thiểu thời gian phát triển code, tăng hiệu suất phát triển chung của cả dự án.
- Dễ dàng tích hợp các mô-đun liên quan như Sping-MVC, Spring Data, Spring Sercurity, Spring Cloud,v.v…
- Nó cung cấp các HTTPs servers như Tomcat, Jety,.. để phát triển, kiểm thử, deploy một cách dễ dàng.
- Cung cấp công cụ CLI(Command Line Interface) cho việc phát triển và test ứng dụng nhanh chóng từ command line
- Ngoài ra còn có nhiều plugins để phát triển nhanh chóng bằng các công cụ như Build như Maven hoặc Gradle.
Nhược điểm của Spring Boot
Thiếu kiểm soát. Do style cố định, Spring Boot tạo ra nhiều phụ thuộc không được sử dụng dẫn đến kích thước tệp triển khai lớn.
Quá trình chuyển đổi dự án Spring cũ hoặc hiện có thành các ứng dụng Spring Boot nhiều khó khăn và tốn thời gian.
Không thích hợp cho các dự án quy mô lớn. Hoạt động liên tục với các microservices, theo nhiều nhà phát triển, Spring Boot không phù hợp để xây dựng các ứng dụng nguyên khối.
Một số các tính năng của Spring Boot
- SpringApplication: Được dùng để khởi chạy ứng dụng từ hàm mail (). Để cần khởi động ứng dụng, chỉ cần gọi method run () là được.
- Externalized Configuration: Spring Boot cho phép người dùng có thể sử dụng cấu hình từ bên ngoài. Chính vì vậy mà một ứng dụng có thể được chạy trên nhiều môi trường khác nhau.
- Profiles: Dùng để phân chia cấu hình cho các mỗi trường khác nhau….
- Loggin: Sử dụng loggin cho tất các chức năng log nội bộ.
- Ngoài ra còn rất nhiều các tính năng tương tự khác như: Developing web Applications, Security, Working with SQL Technologies, Caching, Messaging, Calling rest Services with RestTemplate/WebClient, Validation, Sending Email,….
Tổng hợp
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ Spring Boot là gì và các ưu điểm nổi bật của Spring Boot. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn!
Leave a Reply